Chào mừng bạn đến với  Showroom chính hãng của Chef's tại Việt Nam ! Danh sách đại lý Bếp từ, bếp điện từ, bếp hồng ngoại, máy hút khói khử mùi , máy rửa chén bát, lò nướng vi sóng, khóa điện tử Chefs chính hãng !

Danh mục
Tin nổi bật
sản phẩm bán chạy
Hướng dẫn mua hàng
Hướng dẫn sử dụng bếp điện từ CHEF’S EH-MIX366 / EH-DIH366 (P4)
Hướng dẫn làm sạch và bảo dưỡng bếp, những sự cố thường gặp và cách xử lý kịp thời. Chỉ dẫn sử dụng bếp điện từ an toàn cho gia đình bạn

>>> Hướng dẫn sử dụng bếp điện từ CHEF’S EH-MIX366 / EH-DIH366 (P1)

>>> Hướng dẫn sử dụng bếp điện từ CHEF’S EH-MIX366 / EH-DIH366 (P2)

>>> Hướng dẫn sử dụng bếp điện từ CHEF’S EH-MIX366 / EH-DIH366 (P3)

 

4. LÀM SẠCH VÀ BẢO DƯỠNG BẾP

+ Sau khi tắt bếp, đợi nhiệt độ mặt kính xuống thấp (hết cảnh báo nhiệt dư) thì bạn mới bắt đầu làm vệ sinh bếp.

+ Với mặt bếp từ khi đun xong mặt bếp không nóng lắm vì thế vết bẩn sẽ không bị đóng cứng lai và bạn có thể dễ dàng lau chùi chúng.

      + Với những vết bẩn nhẹ, bạn có thể dễ dàng lau chùi bằng cái khăn ẩm hoặc giấy chuyên dùng lau bếp.

      + Những vết bẩn cứng đầu bạn có thể sử dụng chất tẩy chuyên dụng, ví dụ như kem CIF.

+ Với bếp hồng ngoại, vết bẩn có thể bị két cháy lại, rất khó để lau chùi ngay bằng dung dịch rửa.

Bạn có thể làm như sau:

o Dùng dao cạo mặt kính, cạo sạch các vết két cháy trên mặt kính.

o Dùng dung dịch rửa kính hoặc kem tẩy xịt vào mặt kính.

o Dùng khăn mềm hoặc giấy chuyên dùng để lau kính.

+ Không sử dụng hơi nước để làm sạch.

+ Việc sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa chất tẩy ăn mòn hoặc những miếng giấy chứa chất

tẩy kim loại mạnh sẽ làm cho mặt kính bị xước hoặc có thể gây ra vỡ mặt kính.

+ Nếu có bất cứ vết rạn nứt nào xuất hiện trên bề mặt, lập tức phải ngắt nguồn điện chính vào bếp.

Không sử dụng bếp để đun nấu cho đến khi được thay bề mặt kính mới.

 

 >>> Click để xem khuyến mại bếp điện từ Chefs EH-MIX366 / EH-DIH366 tháng này

 

5. NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ

Hiện tượng Khả năng

Sau khi cắm dây nguồn vào ổ

điện, nhấn phím , bếp không

hoạt động.

· Kiểm tra đầu cắm, ổ cắm đã chặt chưa.

·  Nguồn điện có đúng định mức không?

Cảnh báo “u” ( Bếp chưa nhận thấy có xoong nồi)

( xuất hiện trên bếp từ)

1. Đã đặt nồi lên bếp chưa?

2. Đặt có đúng vị trí không?

3. Nồi đúng loại inox nhiễm từ không?

Kiểm tra bằng nam châm (hoặc dùng đầu tô-vít có nam châm)

4. Kích thước đáy nồi nhỏ hơn 9cm.

Cảnh báo E2 ( quá nhiệt trên

board mạch, mặt kính)

1. Lỗ hút gió ởđáy bếp/ thoát gió ở bên cạnh bếp có thông thoáng không?

2. Nếu không phải là trường hợp 1, thì do quạt gió có hoạt động không?

3. Kiểm tra nồi đang nấu có bị cháy không?

Nếu đúng, bạn thông báo về trung tâm bảo hành.

Cảnh báo E3 (mức điện áp cao/thấp)

1. Kiểm tra nguồn điện đầu vào.

Thường xảy ra với khu chung cư mới, ít hộ dân về ở, nên điện áp cao dẫn đến cảnh báo E3.

2. Trong trường hợp khách hàng đang sử dụng bình thường trước đó, thì nguyên nhân có thể do lỗi trên

bo mạch, bạn thông báo về trung tâm bảo hành.

Cảnh báo E5 (cảnh báo lỗi về bo mạch)

Bạn thông báo về trung tâm bảo hành.

Cảnh báo E6 ( cảnh báo điện áp trên bo)

Bạn thông báo về trung tâm bảo hành
Cảnh báo E9

Sensor đo nhiệt trên mâm dây bị lỗi, bạn thông báo về trung tâm bảo hành.

Cảnh báo E4 Bếp cấu hình chưa đúng.

 

hỗ trợ trực tuyến
Tin mới
 
thống kê truy cập
hòm thư góp ý
Giỏ hàng
Tổng cộng: 0 VNĐ
Xem giỏ hàng
Thanh toán
Tỷ giá